Thursday, March 8, 2018

Sơ đồ test nguồn và tín hiệu điều khiển trên mainboard...

Cũng giồng như các thiết bị khác, vấn đề nguồn cấp luôn là hàng đầu vì đó là những mạch làm việc với dòng lớn nên xác suất hư hỏng luôn luôn là cao nhất. Cái thường luôn dễ và cái không thường hay hiếm luôn khó. Rất may cái dễ thì hay hỏng và cái khó thì ít gặp hơn, tất nhiên nó vẫn xảy ra nhưng có xác suất  thấp hơn nhiều.
    Trong chuyên đề này chúng tôi đưa ra sơ đồ test nguồn chi tiết trên 1 số mainbo thông dụng trên thị trường. Với 1 sơ đồ mạch chi tiết 34 trang được tóm tắt trên 1 trang giấy để ta có thể kiểm tra tuần tự nhanh chóng và chính xác 1 vùng mạch hư hỏng thì cũng không phải là vô nghĩa phải không các bạn. 

 - Schematic các mainboard có sơ đồ test các bạn tải bên dưới trang web nhé.

1. Sơ đồ test nguồn và tín hiệu điều khiển trên mainboard MSI MS-7680_H61_socket 1155:
  

sửa chữa mainbo destop
    Tuần tự mở nguồn trên main được bắt đầu từ mạch nguồn cấp 5VDual cho đến khi xuất hiện tín hiệu VRM_PGD (Nguồn cấp cho CPU _OK) báo về PCHĐó là tín hiệu báo tất cả các nguồn trên Main OK.

    Như vậy: Bất cứ nguồn hoặc tín hiệu điều khiển nguồn nào trên Main có sự cố đều làm cho Main không thể chạy được.  Xác suất hư hỏng nhiều (khoảng 70%) rơi vào các mạch khối màu vàng và xanh. Đó những mạch nguồn cấp trên main và mạch điều khiển & cũng là mạch dễ sửa nhất. Còn 30 % còn lại là khối màu xám là khe RAM, Chip PCH, Socket CPU đó là những khối khó sửa đỏi hỏi đủ tool, kỷ năng, kinh nghiệm mới xử lý được.

    Ví dụ: 
- Mất nguồn 5V_dual (kép) --> mất nguồn RAM --> mất hết toàn bộ. Hoặc có 1.5V_RAM nhưng mất 0.9V_VTT  --> không nhận RAM.
- Áp DRR_0.9V_REF đến chân 7 IC uP6103 (OSC_P. RAM) sai --> Áp regu cho RAM sai --> Không nhận RAM hoặc gây chết RAM.....
- Hoặc Mất áp Vcore do mất VRM_EN tại chân 5 IC U1 (OSC tạo áp Vcore). Hoặc mất VRM_EN do lỗi Q88, Q91, hoặc do áp CPU_SA mất .... gây ra lỗi mất áp Vcore...


 - Sơ đồ Power cequence: Khối màu vàng là khối test nguồn trên main

sửa chữa main destop
 - Sau khi ktra theo sơ đồ test biết vùng mạch nguồn nào hư hỏng, ta đi ktra chi tiết các linh kiện theo schematic.

2. Mainboard Foxconn G31MV, MX _socket 775: 
    Tương tự như cách phân tích Main H61 các bạn có thể nhanh chóng tìm ra nguồn nào trên main mất hoặc sai trị số được chỉ rõ trên sơ đồ --> cô lập  vùng để SC nhanh chóng. Trong đó, U16 là IC regu 3.3V cung cấp điện áp chuẩn (Reference) cho các mạch Regu và đây là mạch rất hay lỗi (áp giảm thấp) --> các  áp Regu giảm theo --> Main không chạy, hoặc chạy đơ máy, sọc nhiễu như chết chip BẮC (do áp 1.2V_FSB_VTT cấp cho chip Bắc giảm). Đây là PAN đặc chủng trên dòng Main FOXCONN. Vấn đề là tại sao áp ra IC_U16 hay giảm thấp và có thể thay IC khác OK vẫn cứ bị giảm. Có kinh nghiệm bạn sẽ nhận ra câu hỏi đó.
    Bắt đầu là 5V_Dual --> có tín hiệu VRMPWRGD = EN_CLOCK  cho phép IC Clock Gen hoạt động.


Sửa chữa main destop

3. Sơ đồ test MAINBOARD GIGABYTE GA-H61M-S2-B3



4. Sơ đồ test Biostar IH61D-MHS_socket 1155:



5. Sơ đồ test MAINBOARD ECS-H61H2-A _Socket 1155:



6. Sơ đồ test MAINBOARD FOXCONN H61M06-(H61 MXE, MXE-S, MXE-V):



                                                                        nguồn: https://sites.google.com/site/linhkienthanhphat

No comments:

Post a Comment

Nhật Ký Sửa Chữa 01

 Series tập hợp nhưng tình huống sửa chửa camera, mạng của tác giả, rất mong mọi góp ý từ bạn đọc. Hôm nay mình có ca đi sửa camera. Như thư...